1. Sao chép máy móc các chi tiết của công trình khác (có diện tích gần giống với nhà mình) sẽ dẫn tới sự lai căng, pha tạp.
2. Muốn làm đẹp phải có nhiều tiền. Làm đẹp, tất nhiên phải tốn tiền, nhưng không tốn đến mức như bạn nghĩ. Hãy phân tích và tìm hiểu giá cả một số mặt hàng trên thị trường nội thất.
3. Thuê thiết kế tốn kém và không cần thiết. Thật ra, thiết kế không tốn tiền bởi vì thiết kế phí chỉ chiếm từ 3-5% tổng giá trị công trình. Khi có thiết kế tốt sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng, tiết kiệm không gian (có nhiều nhà rất nhỏ nhưng không gian lại rộng và ngược lại có nhiều nhà rộng mà không gian lại rất nhỏ hẹp)
4. Bảo thủ ý kiến. Rất nhiều chủ nhà không thèm nghe ý kiến của các kiến trúc sư. Họ cho rằng muốn đẹp thì phải thế này, phải thế kia mà không chịu chấp nhận các ý kiến khác. Hãy nhớ là bạn chỉ xây vài nhà thôi, còn kiến trúc sư, họ sống bằng nghề thiết kế.
5. Gỗ tốt, gỗ quí hiếm sẽ đem lại vẻ đẹp cho nội thất. Gỗ tốt chỉ đem lại độ bền sử dụng, muốn đẹp phải tạo sự hài hòa, phù hợp với không gian và các vật dụng khác.
6. Kiến thức làm đẹp nội thất thiếu cập nhật, bổ sung. Hãy mua sách, báo, tìm kiếm các bài viết hay trên internet nếu bạn thật sự muốn làm đẹp cho tổ ấm.
7. Chạy theo phong trào. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ về thời kỳ mà trên nóc nhà ai cũng có một con đại bàng đậu trên quả địa cầu. Hiện nay thì là các mảng tường giật cấp ở cầu thang, các lỗ tường nho nhỏ, chi chít như lỗ châu mai.
8. Sân vườn là phải có cây thế, có non bộ. Chỉ nên như thế nếu ngôi nhà của bạn mạng đậm nét Á đông. Một biệt thự phong cách “Tây” gần như không có chỗ cho non bộ kiểu Á đông.
9. To sụ, dữ dằn, hầm hố mới đẹp. Có nhiều phong cách thiết kế: có mảnh mai, nhẹ nhàng, cầu kỳ, đơn giản, chắc khỏe…Vấn đề chính yếu là với diện tích như thế thì bài trí như vậy có hợp lý hay không.
10. Phải dật cấp trần, phải ốp lát gạch gốm, đá chẻ, phải gắn đèn “mắt ếch”, phải sử dụng khối mạnh, phải dùng màu đặc biệt mới đep. Hãy biết cách dừng lại đúng lúc. Bài trí nội thất cũng tinh tế như nấu một món ăn vậy, không phải bạn thích món gì, sử dụng liều lượng bao nhiêu cũng được. Trang trí quá tay giống như bạn nêm quá nhiều muối vào món ăn .
11. Thiếu sự phối hợp giữa kiến trúc sư và thầy phong thủy. Rất nhiều phương án thiết kế hay không trở thành hiện thực vì thầy “phán”. Hãy cho người thiết kế biết các yêu cầu về phong thủy của mình hoặc để họ gặp gỡ trao đổi với thầy phong thủy. Tốt nhất, hãy kiếm một kiến trúc sư rành về phong thủy.
12. Không phân biệt được vẽ và thiết kế. Các bản vẽ xin phép xây dựng chính xác chỉ là bản vẽ bởi vì mới chỉ tạm thời phân chia công năng các phòng ốc mà chưa có sự nghiên cứu tỉ mỉ các thành phần kiến trúc và mối quan hệ giữa các thành phần kiến trúc đó.
Tóm lại: Nội thất nhà ở không nên dùng nhiều mảng tường ốp lát có màu sắc, hoa văn rối ren làm rối loạn trường nhìn và mất cân bằng về tâm lý thụ cảm. Nội thất nên lịch sự mà tránh xa xỉ, phải tiện nghi sang trọng nhưng tránh phô trương, đó cũng chính là văn hóa nội thất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét